Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

Máy hàn Rivcen Tig 315P AC DC

Công ty chuyên cung cấp và phân phối máy hàn Rivcen Tig 315P AC/DC tại TPHCM
* Máy hàn Rivcen Tig 250 AC/DC
- Kích cỡ nhỏ, khối lượng nhẹ, cấu tạo chắc chắn và tiết kiệm năng lượng.
Trang bị đồng hồ điện tử hiển thị cường độ dòng hàn.
- Hồ quang êm và ổn định phù hợp với hàn thép, thép không gỉ, đồng hoặc Titan.
- Tự động bù áp khi làm việc trong môi trường điện áp không ổn định.
- Có thể tích hợp hệ thống làm mát bằng nước.
- Cấu tạo chắc chắn có thể làm việc được trong môi trường công nghiệp.
- Hàn que có thể sử dụng được tất cả các loại que hàn Acid cũng như các loại que hàn cơ bản khác.
- Hiệu suất làm việc cao. Có chế độ bảo vệ khi: quá nhiệt, quá tải, nguồn điện không ổn định, chế độ hàn 2T, 4T 
- Có hai chức năng: hàn đũa và hàn khí Argon (TIG) AC (hàn nhôm) và DC (hàn đồng, sắt, Inox).
- Vật liệu hàn: Sắt, Inox, Đồng, Nhôm.            
Thông số kỹ thuật
Hãng sản xuất
Rivcen
MODEL
Tig 315P AC/DC
Điện thế vào ± 15%
3 pha 380V
Tần số (Hz)
50/60 Hz
Cường độ ra
30 – 315A
Công suất không tải
63W
Chu kỳ công tác
60%
Độ dày phôi hàn(mm)
0.5 - 25
Sử dụng que hàn (mm)
2.6 – 5
Bảo hành
18 tháng

 Kỹ thuật hàn Tig cơ bản

       Để luyện tập kỹ thuật hàn TIG nên sử dụng vật hàn có chiều dày 2 đến 3mm. Với chiều dày lớn, vật hàn dày sẽ có bể hàn lớn và dễ dàng kiểm soát hơn so với vật hàn có chiều dày mỏng, điều này giúp người thợ có thể dễ dàng học, phát triển những kỹ năng hơn là “đánh vật” với những tấm mỏng dễ cháy thủng.
       Trong hướng dẫn này hàn điện sử dụng vật hàn có chiều dày 2mm, dòng điện hàn được đặt là 50A, điện cực vonfram (kim hàn) và que bù đều dùng đường kính 1.6mm. Người thợ có thể thay đổi một chút dòng điện để phù hợp với tốc độ di chuyển mỏ hàn của mình.
Khi tập hàn TIG người thợ phải có kỹ năng kiểm soát khoảng cách từ kim hàn đến vật hàn để hồ quang ổn định.
Hướng dẫn mài điện cực hàn Tig
Hình ảnh kỹ thuật hàn Tig cơ bản
Kỹ thuật hàn Tig cơ bản
       Trên hình là tư thế của người thợ hàn khi hàn TIG, lưu ý: người thợ này thuận tay trái nên cầm mỏ hàn bên trái, nếu bạn thuận bên phải hay đổi ngược tư thế trên.
       Khi thao tác cần ngồi thoải mái, 2 tay để tự nhiên không nên tỳ vào bàn hàn, cáp hàn phía mỏ hàn được quấn 1 vòng lên tay thợ để dễ dàng điều khiển mỏ hàn hơn.
       Đầu thợ hàn nghiêng sang 1 bên để dễ dàng quan sát vũng hàn, ở trên hình mũi tên đỏ biểu thị hướng hàn, điểm đỏ ở đầu mỏ biểu thị điểm người thợ cần quan sát. Khi nhìn vào điểm màu đỏ này sẽ thấy được sự hoạt động của vũng hàn và điểm cần chấm của que bù.
       Góc nghiêng của điện cực, cách di chuyển mỏ hàn và cách thêm que bù vào mối hàn. Quá trình hàn TIG khá là tỉ mỉ, mỏ hàn chuyển động đều và dừng lại một chút khi thêm kim loại phụ.
       Mỏ hàn được giữ nghiêng khoảng 20 độ so với chiều dọc và nghiêng theo chiều sao cho đầu kim hàn nghiêng theo hướng hàn. Góc nghiên giữa mỏ và que bù thường để 90 độ.
       Khoảng cách giữa đầu kim hàn và vật hàn bằng 1 hoặc l.5 lần đường kính kim hàn. Ở đây, do sử dụng kim hàn đường kính 1.6 nên khoảng cách giữa kim và vật hàn khoảng 2mm.
       Bạn nên thực tập trước với mỏ hàn không có hồ quang trước để định sẵn được đường hàn và cố gắng duy trì góc nghiêng điện mỏ hàn, khoảng cách giữa kim hàn và vật hàn sau đó hãy luyện tập với hồ quang.

Các kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động

1. Điều kiện lao động
ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, MTLĐ, con NLĐ và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
ĐKLĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho NLĐ, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến NLĐ. MTLĐ đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe NLĐ.
14 điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy nén khí một cách an toàn và hiệu quả
Các kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động
Các kiến thức cơ bản về bảo hộ lao động
2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm có hại là trong một ĐKLĐ cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc BNN cho NLĐ.
Cụ thể là:
– Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…
– Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ…
– Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn…
– Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
– Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
3. Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là TNLĐ.
TNLĐ được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và BNN
Chấn thương: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần cơ thể NLĐ, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của ĐKLĐ có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với NLĐ. BNN làm suy yếu dần dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của NLĐ. BNN làm suy yếu sức khỏe NLĐ một cách dần dần và lâu dài.
Nhiễm độc nghề nghiệp là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể NLĐ trong điều kiện sản xuất.

Nguồn : www.chothietbi.com

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT

157 - 159 Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại: 08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD số: 4103011129 tại TP HCM