1. Điều kiện lao động
ĐKLĐ là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, MTLĐ, con NLĐ và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
ĐKLĐ có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho NLĐ, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến NLĐ. MTLĐ đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe NLĐ.
* 14 điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy nén khí một cách an toàn và hiệu quả
Lắp đặt máy nén khí sao cho an toàn và hiệu quả không phải là chuyện dễ dàng đâu bạn nhé. Cần phải hiểu rõ các quy tắc vận hành cũng như quy trình lắp đặt thì bạn mới có thể làm điều này một cách dễ dàng. Tuy nhiên bạn chỉ cần đọc 14 điểm cần lưu ý sau đây thì có thể tự tin tự mình lắp đặt và vận hành máy nén khí an toàn.
* An toàn lao động khi sửa chữa máy
![]() |
14 điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy nén khí một cách an toàn và hiệu quả |
1. Khi lắp đặt và đấu nối hệ thống ống, đặc biệt trong quá trình hàn tất cả các vật dễ cháy (gồm rác, gỗ, giấy, vải, nhựa, chất hóa học và bụi dễ cháy, chất lỏng, ga) sẽ phải chú ý di dời một khoảng cách an toàn, không được để các vật hàn dơi vào trong máy nén khí, đây là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng kết cấu và chi tiết máy.
2. Dây điện nguồn được nối vào máy nén khí phải bảo đảm kích thước cho phù hợp với nguồn điện và phải được lắp đặt công tắc không bị nóng chảy, cầu chì… và các thiết bị an toàn. Để đảm bảo an toàn và độ làm việc tin cậy của máy dây nối đất phải được nối cho phù hợp.
3. Khi vận hành thử máy yêu cầu phải có nhân viên chuyên môn của hãng sản xuất hoặc các điển dịch vụ gần nhất.
4. Trước khi vận hành máy nén khí phải đảm bảo chắc chắn rằng không có người trong buồng máy nén, tất cả các dụng cụ để trên máy phải được lấy ra khỏi máy trong yêu cầu tối đa sự an toàn cho con người. Vấn đề này có đề cập trong sổ kiểm định máy nén khí vì thế bạn cần đọc kỹ mục này nhé.
5. Khi vận hành máy nén khí lần đầu tiên hay vận hành máy sau khi thay đổi dây điện, đảm bảo rằng chiều quay của động cơ là đúng (xem ký hiệu trên máy nén).
6. Máy nén khí không thể vận hành vượt quá các thông số ghi trên bảng điện, nếu không moto điện sẽ quá tải và hư hỏng.
7. Khi dừng máy để sửa chữa, để đảm bảo an toàn, nguồn điện phải được ngắt và dễ dàng quan sát bảng hiệu cảnh báo.
8. Máy nén khí và hệ thống điện rất nguy hiểm nếu trong quá trình bảo dưỡng định kỳ hoặc sửa chữa mà không quan tâm đến cảnh báo an toàn. Dấu hiệu cảnh báo rõ dàng (vị trí đang sửa chữa không được đóng điện v.v) phải được đặt ngay tại vị trí dễ quan sát, thích hợp trong yêu cầu phòng tránh tai nạn gây hư hỏng máy và thương tích cho con người.
9. Khi dừng máy để sửa chữa hoặc bảo dưỡng phải bảo đảm máy đã nguội và áp lực khí trong hệ thống được xả, nhân viên bảo trì nên tránh đứng gần luồng khí ra và tất cả các van nối tới máy khác phải được khóa.
10. Để vệ sinh máy, kết cấu linh kiện, tuyệt đối không dùng chất dễ cháy, chất mỡ và chất tẩy rửa có tính bay hơi cao.
11. Sau khi bắt đầu vận hành máy nén khí, điều bắt buộc là phải kiển tra van an toàn và các thiết bị bảo vệ khác và mỗi năm một lần yêu cầu phải kiểm tra định kỳ.
12. Tất cả các linh kiện, cụm linh kiện dự phòng thay thế sẽ có sẵn tại nhà máy. Dầu bôi trơn được cung cấp theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo dùng cho các loại máy nén khí, quy định tuyệt đối không được pha trộn hai loại hoặc hai nhãn hiệu khác vào nhau.
13. Máy nén khí phải được vận hành bởi người có chuyên môn và phải hiểu hướng dẫn sử dụng cũng như quy trình vận hành của máy về các cảnh báo.
14. Các dấu hiệu cảnh báo được treo ở những vị trí dễ thấy và được kiểm tra thường xuyên, trong trường hợp bị dịch chuyển hoặc rơi mất phải được thay thế cái khác.
Mong rằng với 14 điểm cần lưu ý khi lắp đặt máy nén khí một cách an toàn và hiệu quả trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, từ đó có thể lắp đặt và vận hành tốt nhất, tạo môi trường làm việc an toàn cho mọi người.
2. Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Yếu tố nguy hiểm có hại là trong một ĐKLĐ cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc BNN cho NLĐ.
Cụ thể là:
– Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi…
– Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ…
– Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn…
– Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh…
– Các yếu tố tâm lý không thuận lợi…
3. Tai nạn lao động
TNLĐ là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể NLĐ hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là TNLĐ.
TNLĐ được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và BNN
Chấn thương: Là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay hủy hoại một phần cơ thể NLĐ, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
Bệnh nghề nghiệp: Là bệnh phát sinh do tác động của ĐKLĐ có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung…) đối với NLĐ. BNN làm suy yếu dần dần sức khỏe hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của NLĐ. BNN làm suy yếu sức khỏe NLĐ một cách dần dần và lâu dài.
Nhiễm độc nghề nghiệp là sự hủy hoại sức khỏe do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể NLĐ trong điều kiện sản xuất.
Nguồn : www.chothietbi.com
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VIỆT
157 - 159
Xuân Hồng, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Điện thoại:
08 3536 8888 | Fax: 08 3536 8866
Giấy ĐKKD
số: 4103011129 tại TP HCM