Thợ hàn trong quá trình làm việc với máy hàn luôn phải đối mặt với nguy cơ nguy hiểm nếu không nắm được kiến thức cơ bản về an toàn lao động. Đối với nhóm công nghiệp nặng như cơ khí chế tạo vấn đề an toàn lao động luôn được đặt lên hàng đầu trước khi tiến hành công việc.
Đối với mọi quá trình hàn nóng chảy, khả năng gặp nguy hiểm đối với thợ hàn thường thể hiện ở các yếu tố sau:
1. An toàn về mặt chống điện giật
Khi hàn nóng chảy, nguồn điện hàn được sử dụng thường có điện áp không tải Uo = 45-80V (dòng một chiều), 55-75V (dòng xoay chiều). Riêng với cắt plasma, điện áp này có thể lên đến 180- 200V. Vì vậy máy hàn phải bao gồm thiết bị tự động ngắt dòng hàn trong thời gian không quá 0,5 giây sau khi ngắt hồ quang.
* Khói hàn tác nhân gây nguy hiểm cho sức khỏe
Để phòng chống hơi khí độc thì dùng mặt nạ, ngoài ra trong các điều kiện cụ thể cho phép chúng ta cũng có thể kết hợp với biện pháp thông gió hoặc không dùng khi nồng độ các chất gây hại ở mức cho phép, để dùng mỏ hàn và kính hàn một cách thuận tiện không gây khó khăn hay cản trở quá trình làm việc, để có được điều kiện làm việc như vậy người ta thường dùng các giải pháp thông gió để cải tạo môi trường khí (không phải môi trường tự nhiên) như là quạt, chụp hút...mỗi loại đều có ưu và nhược điểm của nó.
Người thợ hàn trong quá trình làm việc không thể tránh khỏi các nhân tố sinh ra trong quá trình hàn. Ngoài việc đảm bảo hoàn thành công việc, người thợ hàn cần đảm bảo an toàn về lao động và sức khỏe. Khói hàn luôn là mối nguy hiểm của thợ hàn nếu như không có biện pháp bảo vệ, chống độc. Vậy khói hàn được hình thành như thế nào và cần bảo vệ an toàn lao động ra sao trong quá trình làm việc để không ảnh hưởng đến sức khỏe?
Sự hình thành khói hàn
* Kỹ thuật an toàn trong hàn
- Các phân tử khói hàn được hình thành chính từ sự bay hơi của kim loại và của các chất hàn khi nóng chảy. khi nguội đi những hơi này sẽ ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển hình thành nên các phân tử nhỏ mịn (fine particles). Khoảng 90% khói sinh ra từ chất bị thiêu đốt.
- Khói sinh ra cũng khác nhau trong các quá trình hàn: hàn MMA VÀ FCAW (hàn hồ quang bằng dây) tỉ lệ khói sinh ra nhiều do thiêu đốt lớp thuốc bảo vệ và que hàn hơn là từ vật hàn. Hàn khí nồng độ khói sinh ra nhiều từ vật hàn
- Các phân tử này có kích thước từ 0.01 – 1 micron. Những phân tử này có tính độc hại cho công nhân rất cao. Các phân tử càng bé thì càng nguy hiểm hơn.
- Các khí khác sinh ra trong quá trình hàn cũng nguy hiểm nếu không được thông gió nhà xưởng an toàn.
Các chất sinh ra gồm:
- Beryllium - Cadmium Oxides - Chromium
- Copper - Fluorides - Iron Oxide
- Lead - Manganese - Molybdenum
- Nickel - Vanadium - Zinc Oxides
- Carbon Monoxide - Hydrogen Fluoride
- Nitrogen Oxide - Ozone
Kích cỡ phân tử ảnh hưởng đến sức khỏe thợ hàn
Phân tử khói hàn trong khoảng dưới 0.01 đến trên 1 micron tại nguồn và 1- 2 micron ở vùng thở của công nhân. Kích thước các phân tử này có ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Phân tử lớn hơn 5 micron sẽ được ngưng tụ trên đường hô hấp, những phân tử từ 0.1- 5 micron sẽ đi vào phổi và ngưng tụ ở đó.
Các bệnh mang lại cho công nhân nếu tiếp xúc với khói hàn nhiều: Viêm phê quảng, viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, các bệnh về mắt, về da…
Nguyên nhân nguy hiểm từ khói hàn
- Mắt bị sưng đỏ nhức khó chịu khi bị nhiễm khói hàn
- Những phân tử khói hàn đủ nhỏ để đi vào và ngưng tụ trên phổi. theo thời gian các phân tử này sẽ ảnh hưởng tới dòng máu. Các khói hàn từ MMA và FCAW thường chứa một lượng rất lớn Crôm (VI) và mangan, niken và một số nguyên tố khác. Thép không rỉ chứa một lược Cr khoảng 10.5%.
- Trong lĩnh vực hàn, cắt kim loại, gia công cơ khí... thì chất độc hại nhất mà chúng ta quan tâm là Crôm hóa trị VI, sau đó tới Mangan, chì,... Những khí này rất nguy hiểm cho sức khỏe
Vậy cần phải bảo vệ cơ thể như thế nào chống lại tác hại của khói hàn?
* Những nguy hiểm xảy ra khi hàn
Đối với con người:
- Bị điện giật do tiếp xúc với một phần của mạch điện.
- Bị thương do nguồn tia của hồ quang chiếu vào mắt và da.
- Bị bỏng do các giọt kim loại hoặc xỉ nóng chảy trong quá trình hàn bắn vào.
- Bị ngộ độc do khí và bụi hàn.
- Cháy nổ do các thao tác không đúng quy định các bình chứa khí hàn hoặc hàn trong không gian có chứa hoặc gần các chất dễ cháy nổ.
- Hỏa hoạn do kim loại và xỉ nóng chảy gây ra.
- Chấn thương mang đặc tính cơ học trong quá trình chuẩn bị các vật nặng trước và trong hàn.
* Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình làm việc của người thợ hàn
![]() |
Kim loại và xỉ nóng chảy có thể làm cháy các vật xung quanh |
![]() |
Người thợ hàn có nguy cơ bị điện giật |
![]() |
Các loại bức xạ phát sinh trong quá trình hàn, cắt |
Đối với thiết bị:
- Có thể bị chạm chập mạch điện dẫn đến cháy các kết cấu máy.
- Các thiết bị chứa khí hàn và các thiết bị chịu áp lực cao có thể bị nổ.
- Các thiết bị luôn có nguy cơ bị làm việc quá tải của máy hàn
Để phòng chống hơi khí độc thì dùng mặt nạ, ngoài ra trong các điều kiện cụ thể cho phép chúng ta cũng có thể kết hợp với biện pháp thông gió hoặc không dùng khi nồng độ các chất gây hại ở mức cho phép, để dùng mỏ hàn và kính hàn một cách thuận tiện không gây khó khăn hay cản trở quá trình làm việc, để có được điều kiện làm việc như vậy người ta thường dùng các giải pháp thông gió để cải tạo môi trường khí (không phải môi trường tự nhiên) như là quạt, chụp hút...mỗi loại đều có ưu và nhược điểm của nó.
Một số hướng xử lý khi bị đau mắt do nhiễm khói hàn
- Nếu nguyên nhân là ô nhiễm không khí, dị ứng, tác nhân vật lý hay hóa học thì tốt nhất, bạn nên tránh tiếp cận với các nguyên nhân này như đeo kính sậm màu khi ra nắng, tránh nơi ô nhiễm, bụi bặm nhiều khói hay bơi trong hồ có nhiều Clor. Sau đó, bạn nên dùng thuốc nhỏ mắt chứa chất làm giảm các triệu chứng ngứa, đỏ mắt, không nên dùng tay dụi mắt vì điều đó có thể làm mắt đau nặng hơn.
- Nếu nhiễm trùng nặng do khí từ hồ quang lớn thì bạn nên chườm đá lạnh cho mắt dịu lại rồi dùng thuốc nhỏ mắt cho sạch khí bụi, nếu không đỡ thì phải đi khám bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
Sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, mắt càng cần chăm sóc kỹ hơn. Nếu không, mắt sẽ rất dễ bị viêm nhiễm, có thể còn dẫn đến tổn thương củng mạc, viêm kết mạc hay loét giác mạc.
Nếu xét tới điện trở thay đổi của cơ thể người có thể coi điện áp tối đa 12V là an toàn (loại điện áp dùng cho đèn chiếu sáng xách tay). Nếu thợ hàn làm việc trong không gian chật hẹp dễ xảy ra khả năng tiếp xúc với bề mặt kim loại, khi đó cần tiến hành các biện pháp sau:
- Cách điện một cách tin cậy tất cả dây dẫn nối tới nguồn hàn và hồ quang hàn. Che kín các thiết bị đóng đòng; tiếp đất thân máy hàn, tủ điều khiển thiết bị điện phụ trợ và vật hàn. Tiết diện dây nối đất không nhỏ hom 25 mm2. Việc sửa chữa thiết bị hàn nhất thiết phải do thợ điện có đủ trình độ chuyên môn thực hiện, vì đây không phải là trách nhiệm của thợ hàn.
- Sử dụng nguồn điện hàn (máy hàn) có gắn bộ phận tự động ngắt điện áp cao (tại thời điểm không tải, nó sẽ ngắt mạch hàn và cho phép điện áp dẫn đến kìm hàn chỉ ở mức 12V).
- Kìm hàn phải được cách điện tốt (tránh tiếp xúc điện ngẫu nhiên với tay thợ hàn), có đủ độ bền cần thiết và chịu được tối thiểu 8000 lần gây hồ quang.
- Thợ hàn nhất thiết phải sử dụng trang phục và găng tay khô. Làm việc trong không gian kín và chật hẹp phải sử dụng thảm và giày bằng cao su. Nguồn chiếu sáng có điện áp tối đa 12V.
Ngoài ra, để chống điện giật, cần kéo căng các chỗ đấu dây cáp hàn, cấm mở vỏ máy hàn, tủ điều khiển và biến thế hàn.
2. An toàn về mặt chống chấn thương do kim loại và xỉ nóng chảy bắn tóe
Khi hàn hồ quang, các giọt kim loại nóng chảy bắn tóe có thể có nhiệt độ lên đến 1800 °c, làm cháy thủng quần áo từ bất kỳ loại sợi nào. Để bảo vệ chống vải các giọt bắn tóe như vậy, cần sử dụng quần áo dài bằng vải bạt dày (áo không cho vào trong quần), đeo găng tay da, tạp dề da, đi giày da dày.
3. An toàn về mặt chống nhiễm độc do khí và bụi hàn
Nhiệt độ cao của hồ quang khiến một phần dây hàn, vỏ bọc que hàn và thuốc hàn chuyển sang trạng thái hơi. Các hơi này, khi vào không khí sẽ ngưng tụ và biến thành bụi mù và có thể lan tỏa tới đường hô hấp của thợ hàn. Đây chính là mối nguy hiểm chủ yếu về an toàn lao động đối với nghề thợ hàn. Lượng bụi trong vùng thở của thợ hàn phụ thuộc chủ yếu vào loại quá trình hàn và loại kim loại cơ bản, cũng như vào loại kết cấu. Thành phần hóa học của bụi khói hàn phụ thuộc vào loại quá trình hàn, loại kim loại cơ bản và loại vật liệu hàn
Nguy hiểm nhất đối với sức khỏe thợ hàn là bụi mù măng gan vì ngộ độc măng gan có thể gây tổn thương lâu dài hệ thần kinh, dẫn đến tê liệt. Ngộ độc cấp tính hơi kẽm và chì có thể gây nên sốt cao.
Các tổn thương nói trên chỉ có thể xảỵ ra nếu vi phạm nghiêm trọng các quy tắc vệ sinh và an toàn lao động trong công việc hàn (thông gió chung và thông gió cục bộ, sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như mặt nạ, khẩu trang), đặc biệt đối với hàn kim loại màu và hợp kim của chúng hoặc hàn trong không gian kín, chật hẹp không có mức độ thông gió cần thiết.
Để thông gió, tốt nhất là sử dụng các buồng hàn có hút gió từ phía trên (cố định). Nếu công việc hàn là di động, nên có các buồng hàn di động hoặc panen hút gió di động (thẳng đứng hoặc nghiêng). Trong trường hợp lượng vật liệu hàn tiêu thụ trong xưởng vượt quá 0,2 g/giờ tính trên một m3 thể tích tòa nhà đó, cần lắp hệ thống thông gió chung.
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
TRỰC TUYẾN
781C2 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10,
781C2 Lê Hồng Phong, Phường 12, Quận 10,
TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 08 3600 3600 | Fax: 08 3600 0036
Điện thoại: 08 3600 3600 | Fax: 08 3600 0036